1. Rửa mặt – khâu chăm sóc da không thể thiếu
Việc đầu tiên khi chăm sóc da ban đêm là bắt đầu bằng việc rửa mặt sạch. Đầu tiên, tẩy sạch lớp nền và lớp trang điểm bằng nước tẩy trang và sữa rửa mặt phù hợp. Đặc biệt, vùng mắt và môi rất mỏng, khô và nhạy cảm nên đừng chà xát quá mạnh.
Sau khi rửa mặt, da mặt thiếu dầu và độ ẩm nên bổ sung lượng dầu và độ ẩm còn thiếu bằng toner và kem dưỡng.
Nếu việc dưỡng ẩm ở biểu bì da không được thực hiện tốt, làn da chắc chắn sẽ mất đi độ ẩm và trở nên khô ráp. Vào ban đêm, bã nhờn được sản xuất ít hơn ban ngày, vì vậy, nếu không muốn làn da trông xỉn màu vào buổi sáng, hãy thoa kem dưỡng ẩm ở bước chăm sóc da cuối cùng trước khi đi ngủ để kiểm soát tình trạng da mất độ ẩm.
Những người có làn da dầu sợ da bóng dầu khi thức dậy nên có xu hướng không dùng kem dưỡng ban đêm. Thực tế, da dầu cần sử dụng kem dưỡng ẩm đúng phương pháp vào ban đêm để điều chỉnh tình trạng da mất cân bằng do thiếu dầu và nước.
Ngoài ra, da dầu thường có lỗ chân lông to, không chú ý đến việc se khít và dưỡng da sớm, tuổi càng cao, khi lỗ chân lông to sẽ rất khó khắc phục. Tuy nhiên, đối với da dầu, tốt nhất nên chọn loại kem dưỡng ban đêm không chứa dầu khoáng, khi bôi tránh vùng chữ T và sử dụng kỹ thuật massage đúng cách để đảm bảo kem dưỡng ban đêm được da hấp thụ hoàn toàn.
Vùng da quanh mắt mỏng hơn các vùng khác nên khi về già, vùng da này sẽ mỏng hơn và quầng thâm dưới mắt ngày càng rõ hơn. Vì vậy, sẽ rất hữu ích khi sử dụng kem hoặc serum mắt có chứa vitamin A, C, E và K, có thể giúp tái tạo da và làm mờ quầng thâm.
Khi thoa, nên sử dụng ngón tay áp út. So với các ngón khác, ngón tay áp út, sẽ tác động ít lực nhất vào đôi mắt giúp cho việc massage trở nên nhẹ nhàng và tránh làm chảy xệ vùng da quanh mắt hơn. Khi thoa cũng nên lưu ý không nên thoa ngay sát mí mà nên cách khoảng tầm 1 cm.
Giấc ngủ ban đêm là để tái tạo và phục hồi cơ thể sau một ngày làm việc. Da cũng cần được tái tạo. Trong suốt cả ngày, làn da tiếp xúc với mỹ phẩm trang điểm, bụi, chất ô nhiễm, tia UV… gây tổn hại cho da bằng cách tạo ra các gốc tự do tấn công các tế bào da khỏe mạnh. Do đó, làn da của chúng ta liên tục ở chế độ phòng thủ để tự bảo vệ mình.
Vào ban đêm khi ngủ, cơ thể sẽ chuyển sang chế độ sửa chữa. Nồng độ melatonin (một loại hormone bảo vệ da) được sản xuất trong thời gian này rất cao giúp đẩy nhanh quá trình sửa chữa và tổng hợp collagen trong da.
Thời gian ngủ không nhất thiết phải cố định. Mặc dù có sự khác biệt giữa các cá nhân nhưng thời gian ngủ thích hợp được khuyến nghị cho người lớn là khoảng 7 đến 8 giờ mỗi đêm. Chất lượng giấc ngủ cũng quan trọng như số lượng giấc ngủ. Để có được một giấc ngủ ngon, hãy đặt thời gian thức dậy cố định, ngay cả khi bạn ngủ muộn vào đêm hôm trước.
Nhiệt độ và độ ẩm trong nhà cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Môi trường quá nóng hoặc quá lạnh và không khí trong nhà khô có thể cản trở giấc ngủ. Nên duy trì nhiệt độ trong phòng khoảng 25 độ C và độ ẩm 50-60%. Tránh ăn vặt vào đêm khuya vì chúng tác động đến hệ tiêu hóa và cản trở giấc ngủ ngon.
Ở một khía cạnh nào đó, điểm quan trọng nhất trong việc chăm sóc da vào ban đêm là tư thế ngủ. Nếu bạn nằm sấp khi ngủ, máu sẽ dồn lên mặt và gây sưng mặt khi thức dậy vào buổi sáng. Nếu chỉ ngủ nghiêng sẽ hình thành nếp nhăn.
Tư thế ngủ được đánh giá tốt nhất là nằm ngửa. Bởi nằm ngửa hạn chế áp lực lên da mặt, từ đó hạn chế ảnh hưởng đến cấu trúc collagen, ngăn ngừa hình thành nếp nhăn. Hơn nữa khi nằm ngửa cũng sẽ hạn chế tóc chạm vào da, hạn chế tiếp xúc với vỏ gối, nơi chứa nhiều vi khuẩn, mồ hôi và bụi bẩn. Ngoài ra, cũng cần lưu ý, nếu cổ có nhiều nếp nhăn thì nên tránh sử dụng gối cao.